Trang trí mâm ngũ quả ngày Tết và những điều cần biết

Trang trí mâm ngũ quả ngày Tết là một trong những việc luôn được ưu tiên. Không chỉ là vật lễ trên bàn thờ tổ tiên mà mâm ngũ quả còn thể hiện mong ước về một năm mới sung túc. Nhưng làm sao để có được mâm ngũ quả độc đáo mà vẫn ý nghĩa? Những thông tin dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn có được mâm ngũ quả như ý.

Ý nghĩa mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả mang nhiều ý nghĩa ngày Tết

Trước khi bắt đầu trang trí mâm ngũ quả thì hiểu được ý nghĩa sẽ giúp gia chủ dễ dàng có được lựa chọn phù hợp nhất. Mâm ngũ quả được trưng bày trên bàn thờ gia tiên ngày Tết. Đây là một trong những vật phẩm cúng lễ vô cùng quan trọng trong những ngày Tết của người Việt.

Mâm ngũ quả mang một ý nghĩa sâu sắc về lòng thành kính, hiếu thảo mà con cháu muốn dâng cúng đến tổ tiên. Đây trở thành một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Từ thời xa xưa, mâm ngũ quả đã có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Theo thuyết duy vật mọi vật chất đều được tạo nên bởi 5 yếu tố ban đầu, đó chính là: kim loại (kim), nước (thủy), gỗ (mộc), lửa (hỏa) và thổ (đất) được gọi là ngũ hành. Tư tưởng ấy cũng đã được các dân tộc phương Đông cảm nhận sâu sắc. Và người Việt tin rằng, mâm ngũ quả cũng là biểu tượng của ngũ hành.

5 loại quả chính là sự tập trung của tất cả các loại trái cây trên nhân gian. Số 5 trùng với số của ngũ hành, là con số rất tốt trong phong thuỷ, đó là sự phát triển bền vững, mạnh mẽ. Trang trí mâm ngũ quả ngày Tết thể hiện sự hoà hợp và sinh sôi. Chính vì vậy những loại quả được chọn đưa lên bàn thờ còn chứa ngụ ý về mồ hôi, nước mắt và là sự đúc kết của công sức lao động.

Mâm ngũ quả mang ý nghĩa vô cùng to lớn về mặt tâm linh trong những ngày tết. Đó là sự trân trọng, tôn kích mà con cháu muốn dâng lên cho đất trời, cho tổ tiên.

Mâm ngũ quả thể hiện mong ước về một năm mới

Sự khác biệt của mâm ngũ quả 3 miền

Mâm ngũ quả có 5 loại quả khác nhau với từng ý nghĩa riêng. Dù như vậy nhưng mỗi vùng miền đều có sự thay đổi khác nhau. Tuỳ theo quan niệm, mùa trái cây ở mỗi nơi mà người ta lại có những lựa chọn riêng để đưa lên với thần linh, ông bà. Mâm ngũ quả ngày Tết tại 3 vùng Bắc, Trung, Nam sẽ có sự khác nhau thế nào? Tại sao lại có sự khác nhau đó?

Mâm ngũ quả miền Bắc

Ở miền Bắc, hầu hết các gia đình đều dựa theo thuyết Ngũ hành mà lựa chọn để bày biện mâm ngũ quả. Đó là sự dung hoà giữa vạn vật, chào đón một năm mới với nhiều dự định mới. Chính vì vậy mâm ngũ quả miền Bắc cũng sẽ có các màu sắc tương tự theo Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ là trắng - xanh - đen - đỏ - vàng.

Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc thường có 5 loại quả là chuối, bưởi, đào, hồng và quýt. Đây là 5 loại cơ bản, ngoài ra người ta vẫn sử dụng thêm ớt, xoài, quất,... để mâm ngũ quả thêm phần đầy đặn. Việc thêm các loại quả khác sẽ dựa theo nhu cầu trang trí của mỗi gia đình. Tuy nhiên sẽ không thể thiếu các loại quả cốt lõi.

Cách trình bày phổ biến và truyền thống của mâm ngũ quả miền Bắc chính là để nải chuối ở dưới để nâng đỡ toàn bộ các loại quả khác. Ở giữa sẽ đặt quả bưởi, sau đó các loại quả khác được xếp xung quanh. Các chỗ trống sẽ được cài xen kẽ thêm quất, ớt để mâm ngũ quả sung túc và đầy hơn.

Trang trí mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc theo thuyết ngũ hành

Mâm ngũ quả miền Trung

Trang trí mâm ngũ quả ngày Tết  có sự khác biệt là do quan niệm của hai miền. Hơn nữa, vùng đất nghèo khó, cằn cỗi này còn không được thiên nhiên ưu ái để đem đến các loại quả phù hợp cho mâm ngũ quả ngày Tết.

Tuy nhiên, vẫn giữ nguyên giá trị văn hoá truyền thống. Miền Trung dù gánh đỡ 2 đầu Nam Bắc của đất nước vẫn có những quan niệm tuyệt vời để có thể chuẩn bị một mâm ngũ quả ngày Tết. Dù mùa này rất ít hoa quả, nhưng người dân miền Trung vẫn mong muốn thể hiện được tấm lòng thành của mình kính dâng lên tổ tiên. Không quá câu nệ hình thức, mâm ngũ quả chủ yếu là các loại quả đặc trưng của miền Trung như thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa…

Mâm ngũ quả miền Nam

“Cầu sung vừa đủ xài” là cách mà người dân miền Nam bày biện mâm ngũ quả của gia đình trong dịp Tết. Bước sang năm mới, mâm ngũ quả này chính là mong ước mà họ muốn gửi gắm đến tổ tiên. Một sự đầy đủ, sung túc cho một năm mới, quên đi những vất vả, lo toan của một năm cũ.

Do đó, trong mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam cũng sẽ tương ứng với 5 loại quả là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài. Bên cạnh đó, trên bàn thờ gia tiên không thể thiếu quả thơm. Ý nghĩa của quả thơm chính là mong muốn con đàn cháu đống, sum vầy sung túc. Ngoài ra, họ cũng có thể bày một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng với mong muốn năm mới gặp được nhiều điều may mắn.

Người miền Nam có cách trang trí riêng của họ

Quan niệm của người miền Nam cũng rất khác. Nếu người miền bắc chọn chuối, lê,... thì người miền Nam cho rằng đây là các loại hoa quả kỵ, không nên đặt lên bàn thờ bởi phát âm tên của quả này mang ý nghĩa không tốt. Ví dụ quả chuối gần với từ chúi nhủi, có nghĩa là làm ăn không phất lên được. Hay cam, quýt với ý nghĩa cam làm quýt chịu, lê gần với lê lết, thất bại,... đều là những loại quả phải kiêng.

Có thể thấy, mâm ngũ quả ngày Tết không chỉ là nét văn hoá đặc trưng mà còn là sự khác biệt của các vùng miền. Tuy nhiên, dù có thay đổi như thế nào thì mâm ngũ quả vẫn là sự thành kính là con cháu muốn dâng lên ông bà, tổ tiên với mong ước năm mới an khang, thuận hoà.

Một số lưu ý về cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết

Ngoài ra việc trang trí mâm ngũ quả cũng sẽ có những lưu ý mà bạn cần quan tâm. Như vậy việc bày biện sẽ luôn được thuận tiện nhất, thể hiện sự đầu tư, tấm lòng đối với các công việc ngày Tết dâng lên tổ tiên.

Một trong những lưu ý đầu tiên chính là không nên mua trái cây trang trí mâm ngũ quả quá sớm. Thường mâm ngũ quả sẽ được sử dụng trong nhiều ngày Tết, từ 30 đến mùng 3, thậm chí là mùng 5. Việc trang trí quá sớm sẽ khiến trái cây nhanh hỏng. Việc để hoa quả hỏng trên bàn thờ là một điều đại kỵ. Chính vì vậy hãy chọn thời gian mua phù hợp để giữ được độ tươi cho hoa quả.

Chọn quả già không có nghĩa là quả chín. Bạn nên chọn các loại quả già 1 chút nhưng chưa quá chín để đảm bảo tính thẩm mỹ mà vẫn giữ được mâm ngũ quả lâu trên bàn thờ gia tiên. Ví dụ như khi chọn chuối thì phải là chuối xanh. Các loại hoa quả khác như xoài, đu đủ, hồng,... đều lựa chọn quả ương để duy trì thời gian lâu nhất, hạn chế tình trạng bị hư.

Có những lưu ý để đảm bảo mâm ngũ quả luôn tươi đẹp

Hơn thế, dù nhiều các loại quả khác nhau, bạn vẫn nên lựa chọn phật thủ trên mâm ngũ quả. Khi chuẩn bị trang trí mâm ngũ quả bạn cũng không nên rửa trái cây  trước. Nước có thể sẽ khiến trái cây sớm bị thối hoặc héo. Nếu muốn trái cây sạch sẽ, bạn có thể dùng khăn giấy ẩm lau là được.

Trang trí mâm ngũ quả ngày Tết là một truyền thống đã được lưu giữ từ rất lâu. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về việc sắp xếp mâm ngũ quả dâng kính tổ tiên. Mâm ngũ quả trọn đầy ý nghĩa sẽ giúp gia đình bạn có được một cái Tết ấm cúng và hạnh phúc.
Xem thêm: 

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận